Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Kinh nghiệm mở cửa hàng tự chọn cho bạn quan tâm

Đây là câu hỏi đầu tiên mà các bạn phải đặt ra trước khi bắt tay lên kế hoạch mở cửa hàng tự chọn. Tùy vào quy mô lớn nhỏ của cửa hàng mà bạn định mở ra mà lên kế hoạch sao cho hợp lý.
1. Mặt bằng bán lẻ: Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là một mặt bằng để có thể bố trí không gian hàng hóa, nếu chưa có điều kiện mua hay tự có thì bạn có thể đi thuê mặt bằng cho cửa hàng.
2. Lên kế hoạch thu mua, cơ cấu ngành hàng trong siêu thị: Trước khi đi tìm nguồn để cung cấp hàng hóa, bạn phải có danh sách mặt hàng có đủ thông tin giá cả trước để so sánh. Danh mục mặt hàng bạn muốn bán như thế nào, sau đó khảo sát giá cả của các siêu thị xung quanh để xem giá cả họ bán ra sao để có thể đưa ra được mức giá thích hợp cho siêu thị mini của mình để có thể thu hút được nhiều khách hàng với mức giá đó. Thông thường, các mặt hàng tại siêu thị mini cũng tương đối đa dạng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như các loại đồ uống đóng chai, sữa tươi, bánh kẹo nội ngoại, bia rượu, thực phẩm đóng gói,…
Mở cửa hàng tự chọn cần những gì?
3. Tư vấn lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng siêu thị: Nếu cửa hàng còn ở quy mô rất nhỏ (do mới mở và ít vốn), quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc thậm chí chỉ cần sổ sách để ghi chép các hoạt động như nhập xuất hàng, thu chi tiền… hàng ngày. Nếu quy mô lớn hơn, nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn thì bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho tức thời, quản lý doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – ko nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa… khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng, siêu thị.
4. Cung cấp trang thiết bị siêu thị: Ngoài việc đầu tư công cụ quản lý siêu thị ở trên, tùy theo quy mô của siêu thị mà bạn có thể mua các trang thiết bị bán lẻ khác như kệ để hàng tạp hóa, tủ đông, tủ mát, máy tính, lắp đặt mạng, các thiết bị bán lẻ (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, máy kiểm kê, két đựng tiền,…)
5. An ninh siêu thị: Để tăng cường theo dõi, giám sát cửa hàng – siêu thị nhằm giúp giảm thiểu tối đa lượng hàng, tiền thất thoát thì bạn có thể lắp đặt hệ thống an ninh siêu thị như cổng từ an ninh, camera quan sát. Thực ra, lắp Camera nhiều khi không phải là để theo dõi 100% các hoạt động (vì không đủ thời gian theo dõi) mà chỉ là “đòn tâm lý” với kẻ xấu bên ngoài và với những nhân viên “có tính tắt mắt” mà thôi. Để tăng tính kiểm soát nội bộ, các bạn có thể tham khảo bài viết Quản lý nhân viên bán hàng.
6. Thiết kế nội thất, giá kệ siêu thị: Giá kệ siêu thị ngoài việc để trưng bày hàng hóa với mục đích tạo tính thẩm mỹ trong mắt khách hàng thì sử dụng giá kệ siêu thị còn giúp tiết kiệm diện tích cho cửa hàng của bạn. Bạn có thể tìm các đơn vị cung cấp giá kệ chuyên nghiệp cho siêu thị của mình.
7. Xây dựng hệ thống nhận diện siêu thị (biển hiệu, logo, màu sắc…)
Bạn nên tự thiết kế biển hiệu cho siêu thị của mình một cách đặc sắc và thật độc đáo và tạo ấn tượng cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên.
8. Tư vấn và đào tạo quản lý, bán hàng cho nhân viên siêu thị: Như các bạn đã biết, nhân viên bán hàng là bộ mặt của bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào. Chính họ là người tiếp xúc với khách hàng và cũng chính họ là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế việc đào tạo kinh nghiệm quản lý, kỹ năng bán hàng cho nhân viên sẽ giúp phần thúc đẩy doanh thu bán hàng của siêu thị.
Trên đây là những chia sẽ hữu ích mà Vinatech mong muôn khách hàng có thể nắm rõ khi có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini. Nếu có gì chưa rõ vui lòng liên hệ với Vinatech để được chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.