Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Các hình thức kinh doanh cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini phổ biến hiện nay

Kinh doanh cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini là nhu cầu tất yếu cho mua sắm hiện nay của người dân khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển. Để phục vụ nhanh chóng, hiệu quả cho các khách hàng, các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini là các hình thức gần gũi và đáp ứng tốt nhất. Chúng ta hãy cùng Tân Phát tìm hiểu các hình thức kinh doanh này, mặc dù có chung mô hình kinh doanh nhưng đặc điểm và hoàn cảnh kinh doanh khác nhau khá nhiều.



1. Kinh doanh trên mặt bằng nhà mình: Đây là hình thức kinh doah đòi hỏi số vốn nhỏ, và mở cửa hàng với mục đích duy nhất là tạo nguồn thu nhập ổn định thay vì phải đi làm thuê. Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái, chủ động trong thời gian làm việc.

- Ưu điểm: Tân dụng mặt bằng kinh doanh tại nhà, tiết kiệm chi phí. Có nguồn thu nhập ổn định, rủi ro thấp.

- Nhược điểm: Quy mô nhỏ dẫn đến khó cạnh tranh. Không đầu tư vào dịch vụ bán hàng, thời gian kinh doanh biến động có thể do bận việc gia đình. Lợi nhuận thực tế thu lại chính là tiền mặt bằng, lương bản thân và lãi ngân hàng.

- Hướng khắc phục: Đối với mô hình này nên đầu tư vốn tối thiểu 250 triệu đồng. Nếu mô hình 1 người làm thì nên tạo doanh thu tối thiêu 150 triệu/tháng để có nguồn thu nhập phù hợp.

2. Thuê mặt bằng kinh doanh: Đối tượng này khá phổ biến, với mục đích tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, chủ động trong kinh tế, có thể kết hợp để ở, sinh hoạt gia đình.

- Ưu điểm: Tận dụng được nguồn nhân công trong gia đình, nguồn thu nhập ổn định nếu biết kinh doanh hiệu quả.

- Nhược điểm: Cửa hàng thường không bài bản, dịch vụ bán hàng kém. Chi phí bán hàng lớn do có chi phí thuê mặt bằng. Có rủi ro về mặt bằng do không ổn định, chủ động về mặt bằng, thời hạn thuê có thể vài ba năm dẫn đến sự thay đổi mặt bằng ảnh hưởng đến kinh doanh và lượng khách hàng thường xuyên.

- Hướng khắc phục: Nên đầu tư tối thiểu số vốn từ 350 triệu trở lên để tạo mức doanh thu tối thiểu 250 triệu/tháng mới đủ duy trì lợi nhuận ổn định. Nên đầu tư thiết bị bán hàng hiện đại để quản lý tốt cửa hàng, dịch vụ bán hàng tốt hơn, phục vụ tận tình hơn.

3. Đầu tư kinh doanh: Mô hình này đang là xu hướng chính, với chủ cửa hàng đa phần đều là những người có kiến thức kinh doanh, hoặc có tiềm lực tài chính tốt.

- Ưu điểm: Quy mô tốt, dịch vụ bán hàng được cải thiện. Kinh doanh có bài bản, định hướng phát triển, nhập hàng số lượng lớn nên có được nguồn hàng giá rẻ, kinh doanh có nhiều lợi thế.
- Nhược điểm: Chi phí kinh doanh cao, rủi ro cũng khá lớn. Hoạt động ở quy mô lớn nên trong trường hợp rủi ro thì thiệt hại về tài chính sẽ lớn.

- Hướng khắc phục: Hình thức này đòi hỏi chi phí lớn, với quy mô cửa hàng trên 50m2 thì lượng vốn đầu tư tối thiểu là trên 500 triệu. Để đầu tư nên tìm hiểu nguồn hàng phong phú với giá rẻ, đào tạo nhân viên bài bản, phục vụ tốt, chất lượng sản phẩm đảm bảo để thu hút được khách hàng. Ngoài đầu tư thiết bị bán hàng hiện đại cần tăng cường an ninh cho cửa hàng với camera quan sát, cổng từ an ninh…