Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là hình thức kinh doanh có lợi nhuận khá cao, đặc biệt nếu bạn may mắn sống trong một khu vực ít cạnh tranh. Tuy nhiên để cửa hàng “đắt khách” và kinh doanh tốt, bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây.
1. Đa dạng hóa nguồn hàng
Đừng cố gắng mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để biến nó trở thành “phiên bản nhỏ” của các chuỗi siêu thị lớn. Thay vào đó, hãy cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thật “đặc biệt”, những loại không được bán phổ biến ở siêu thị.
Ví dụ: Cửa hàng của bạn có thể bán các loại đặc sản địa phương, rau sạch hữu cơ hoặc các loại thực phẩm dành cho người ăn chay. Nhờ ưu thế bán những sản phẩm “hiếm có – khó tìm” trên thị trường nên có thể giảm bớt áp lực cạnh tranh với đối thủ. Đồng thời có được nguồn khách hàng thân thiết với nhu cầu mua hàng thực sự.
Lợi nhuận từ mỗi sản phẩm của cửa hàng tạp hóa khá ít. Vì vậy, đa dạng hóa nguồn hàng mang lại nhiều sự lựa chọn cho người mua là cách tốt nhất để nâng nhau lợi nhuận cho cửa hàng.
2. Lập kế hoạch kinh doanh
Bất cứ cửa hàng nào muốn kinh doanh hiệu quả cũng cần có bản kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là các cửa hàng tạp hóa có số lượng và chủng loại hàng hóa rất lớn.
Những thông tin cơ bản cần có của bản kế hoạch kinh doanh gồm báo cáo phân tích thị trường, độ lớn và nhu cầu thị trường, phân tích ưu – khuyết điểm của đối thủ, ngân sách, triển vọng lợi nhuận.
3. Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
Để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bạn phải có một địa điểm kinh doanh phù hợp. Những nơi nằm gần khu dân cư, giao thông thuận lợi, đông người qua lại,… là địa điểm tốt nhất để buôn bán. Tuy nhiên, đây là những vị trí có giá thuê mặt bằng khá đắc và tỷ lệ cạnh tranh cao nên bạn phải cân nhắc nguồn vốn để lựa chọn mặt bằng phù hợp.
Thông thường, bạn phải trả trước ít nhất 6 tháng tiền thuê mặt và tiền đặt cọc 3 tháng. Tiền thuê mặt bằng luôn chiếm chi phí khá lớn trong tổng chi phí chung của cửa hàng.
Vì vậy, bạn có thể lựa chọn những địa điểm kém sầm uất nhưng có giá thành “mềm” hơn. Thay vào đó, mở rộng thêm cửa hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng. Đây là giải pháp ít tốt kém và là xu thế kinh doanh rất hiệu quả hiện nay.
4. Xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp
Xây dựng mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng khác nhau để ngăn chặn sự gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm. Các nhà bán sỉ có khả năng cung cấp số lượng hàng hóa đa dạng với mức giá mềm, và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, khi lấy hàng ở các đại lý lớn bạn phải lấy số lượng nhiều, không thể linh hoạt thời gian lấy hàng nếu cần hàng đột xuất.
Vì vậy, bạn phải đảm bảo công tác quản lý kho tránh trường hợp không kiếm soát được số lượng hàng tồn kho dẫn đến tình trạng “cạn hàng”. Trong khi nhà cung cấp không kịp phân phối hàng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.
5. Bố trí, sắp xếp hàng hóa
Các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có không gian khá nhỏ nên bạn phải bố trí, sắp xếp hàng hóa hợp lý để tận dụng tối đa diện tích. Sử dụng giá đỡ thay cho các thùng chứa giúp tiết kiệm diện tích sàn nhà tốt hơn. Hãy sắp xếp các mặt hàng cùng chủng loại, kích cỡ ở cùng một khu vực để dễ dàng xếp chồng chúng lên nhau.
Ngoài ra, việc bố trí hàng hóa phù hợp với thói quen của khách hàng cũng là yếu tố quạn trọng giúp thúc đẩy doanh hiệu quả. Khi thiết kế và phân chia khu vực hàng hóa phải tạo được sự thoải mái, giúp khách hàng dễ dàng định vị được sản phẩm họ muốn mua.
Ví dụ: Khách hàng khi bước vào một cửa hàng thường có xu hướng rẽ phải. Đây là thói quen được hình thành do hệ thống luật giao thông “tay phải” của Việt Nam. Vì vậy, những sản phẩm được bày trí ở gian hàng bên phải ngay tầm mắt người nhìn sẽ gây chú ý tốt hơn.
6. Mua trang thiết bị cần thiết
Khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ngoài việc đầu tư nguồn hàng thì các trang thiết bị cần thiết cũng chiếm số tiền “kha khá”. Chẳng hạn như giỏ mua hàng, túi đựng, máy in mã vạch, máy quen mã vạch,… Đây đều là những thiết bị cần thiết để cửa hàng bạn có thể hoạt động hiệu quả.
7. Thuê nhân viên
Trong một cửa hàng tạp hóa, những bộ phận cơ bản cần có gồm nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên kho,… Tùy vào quy mô sẽ có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp. Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là lĩnh vực kinh doanh khá đặc biệt với số lượng và chủng loại hàng hóa rất lớn. Vì vậy để quản lý cửa hàng hiệu quả, tránh thất thoát, nhầm lẫn bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý cho cửa hàng của mình.